Tin tức, Hướng dẫn sử dụng xe
Đèn Pha Ô Tô: Cách Sử Dụng, Cách Chỉnh Đèn
Các Loại Đèn Trên Ô Tô
Hệ thống đèn ô tô gồm các loại đèn cơ bản sau:
- Đèn chiếu sáng trước cung cấp ánh sáng khi lái xe trong điều kiện thiếu sáng. Đèn chiếu sáng trước có hai chế độ: chế độ pha (chiếu xa) và chế độ cos hay cốt (chiếu gần).
- Đèn đèn xi nhan (đèn báo rẽ) báo hiệu, xin đường khi xe cần chuyển làn, chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải).
- Đèn định vị ban ngày hỗ trợ tăng sáng, định vị trong điều kiện ánh sáng yếu. Đèn sương mù (đèn gầm) tăng sáng, định vị trong điều kiện hạn chế tầm nhìn như khi chạy xe trời mưa, sương mù…
- Đèn hậu định vị khi xe di chuyển trong điệu kiện thiếu sáng.
- Đèn lùi cung cấp ánh sáng giúp dễ dàng quan sát khi lùi xe.
- Đèn nội thất cung cấp ánh sáng khi cần.
Cách Sử Dụng Đèn Ô Tô
Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.
Cách Bật/Tắt Đèn Pha
Ký hiệu đèn pha ô tô có nhiều vạch ngang theo hình của đèn pha. Ký hiệu đèn pha thường nằm ở cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn.
- Cách bật đèn pha: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu đèn pha. Khi bật, xe sẽ mặc định đèn ở chế độ cos (chiếu gần)
- Cách chuyển sang chế độ pha (chiếu xa): Đẩy cần điều khiển đèn về phía trước
- Cách chuyển về chế độ cos (chiều gần): Đẩy cần điều khiển đèn về phía sau
- Cách nháy đèn pha: Đẩy nhẹ cần điều khiển đèn về phía sau 1 – 2 lần
- Cách tắt đèn pha: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu vòng tròn nhỏ hoặc chữ OFF
Khi đèn pha được bật, đèn hậu sẽ bật theo, biểu tượng đèn pha trên bảng đồng hồ sau vô lăng sẽ sáng đèn để báo hiệu cho người lái. Một số dòng xe cao cấp ngày nay được trang bị tính năng tự động bật/tắt đèn pha theo cảm biến ánh sáng, tự động chuyển pha/cos… Nếu xe có sẵn các tính năng này thì người lái không cần phải điều chỉnh đèn.
Cách Bật/Tắt Đèn Xi Nhan
- Cách bật đèn xi nhan phải: Đẩy cần điều khiển đèn lên trên
- Cách bật đèn xi nhan trái: Đẩy cần điều khiển đèn xuống dưới
- Cách tắt đèn xi nhan: Đẩy cần điều khiển về giữa như ban đầu
Cách Bật/Tắt Đèn Định Vị
Ký hiệu đèn định vị là hai bóng đèn nhỏ quay vào nhau. Ký hiệu đèn định vị thường nằm ở cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn, chung với đèn pha.
- Cách bật đèn định vị: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu đèn định vị
- Cách tắt đèn định vị: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu tắt đèn
Xem thêm:
- Việc cần làm (và không làm) khi động cơ ô tô quá nhiệt
- Apple Carplay là gì? Cách kết nối Apple Carplay
Cách Bật/Tắt Đèn Sương Mù
Ký hiệu đèn sương mù có 3 vạch xéo hướng xuống, khá giống ký hiệu đèn pha nhưng ngắn hơn và có thêm một vạch lượn sóng ở giữa. Ký hiệu đèn sương mù thường nằm ở cụm bên trong, không nằm chung cụm bên ngoài với đèn pha, đèn định vị.
- Cách bật đèn sương mù: Xoay núm phía trong về ký hiệu đèn sương mù
- Cách tắt đèn sương mù: Xoay núm phía trong về ký hiệu tắt đèn sương mù
Lưu Ý Khi Sử Dụng Đèn Pha Ô Tô
Khi Sử Dụng Đèn Pha Ô Tô, Người Lái Cần Lưu Ý:
Không sử dụng đèn pha trong đô thị, khu dân cư. Vì đèn pha dễ làm chói mắt, ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển ngược chiều. Khi chạy trong đô thị chỉ sử dụng đèn cos. Luật giao thông cũng đã quy định rõ điều này. Theo Luật Giao thông đường bộ, nếu ô tô dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Nên sử dụng đèn pha khi chạy đường cao tốc, đường ngoại ô, đường hai chiều có dải phân cách… Bởi đèn pha sẽ cho ánh sáng tốt hơn, giúp người lái có tầm nhìn bao quát hơn. Tuy nhiên khi dùng đèn pha nếu gặp xe ngược chiều trong điều kiện đường quá tối thì nên giảm tốc độ và chuyển sang cos để tránh gây chói mắt tài xế chạy xe ngược chiều.
Nên sử dụng nháy pha, đá pha khi cần xin vượt, xin đường thay cho còi xe. Vì ô tô thường đóng kín cửa, nếu ở khoảng cách quá xa sẽ khó nghe được. Dùng nháy pha thay cho còi cũng giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Nếu thấy xe ngược chiều nháy pha thì nên kiểm tra xem xe mình có đang bật đèn pha hay không. Các bác tài thường nháy pha để nhắc nhở nhau điều này.